PhươngTùng.Blog
___@@@@@ TOÀN TẬP ĐỊA CHỈ WEBSITE @@@@@@___
CHÚC MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 5 CỦA PHƯƠNG TÙNG-HAPPY BIRTHDAY TO YOU!

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2008

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

HAPPY TEACHER'S DAY!


CHÚC QUÝ THẦY CÔ LUÔN MẠNH KHOẺ VÀ HẠNH PHÚC

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2008

Ben Clip 2 ngày 03/11/2008

Rau hẹ - vị thuốc tiện dụng và rẻ tiền

Nếu bị đau răng, có thể lấy 1 nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi. Còn để chữa chứng ho khò khè ở trẻ nhỏ, dùng lá hẹ cắt nhỏ cho vào bát, hấp trong nồi cơm, lấy nước cốt cho bé uống.

Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Sách Bản thảo thập di viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên". Theo sách Lễ ký, củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất thần hiệu. Tác dụng dược lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân. Hẹ kỵ mật ong và thịt trâu. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng hẹ lâu dài.

Theo Tây y, hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin trong loại rau này là một kháng sinh mạnh giúp chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.

Sau đây là một số bài thuốc từ hẹ:

- Chín mé (nhiễm trùng sưng tấy đầu móng tay): Rau hẹ (cả củ và rễ) giã nát, xào với rượu để chườm, bó rồi băng lại. Thay băng nhiều lần.

- Rôm sảy: Rễ hẹ 60 g sắc lấy nước uống.

- Cảm mạo, ho do lạnh: Hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, cho thêm ít đường, hấp chín, ăn cái, uống nước.

- Táo bón: Hạt rau hẹ rang vàng, giã nhỏ, hòa nước sôi uống ngày 3 lần. mỗi lần 5 g. Hoặc: Rau hẹ 200 g thái nhỏ, đậu phụ 100 g thái quân cờ, miến 50 g ngâm cắt vụn. Xào khô già với nước tương, muối, mì chính, hành, gừng, dầu vừng, trộn đều, viên làm nhân. Lấy bột mì 500 g nhồi nhuyễn, cán mỏng, bọc nhân làm thành bánh, chưng chín để ăn. Cũng có thể lấy hẹ 200 g cắt đoạn dài, xào với giá đậu xanh.

Để đề phòng táo bón, mỗi buổi sáng có thể giã hẹ lấy nước, uống trước khi ăn sáng.

- Đái dầm, tiêu chảy lâu ngày ở trẻ em: Rễ hẹ tươi 25 g, gạo 50 g. Rễ hẹ vắt lấy nước, cho vào nồi cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

- Nấc do lạnh: Giã nát hẹ, thêm chút nước rồi lọc lấy nước uống.

- Đau họng: Lá và củ hẹ giã đắp lên cổ, băng lại, nhai củ cải, lá húng chanh và nuốt nước.

- Bế kinh: Hạt rau hẹ 10 g, hạt dành dành 10 g, sắc nước uống ngày 2 lần. Cũng có thể lấy rau hẹ 250 g giã lấy nước, hòa với đường đỏ, đun sôi để uống.

- Di mộng tinh, xuất tinh sớm, liệt dương. Dùng một trong các bài thuốc sau:

+ Rau hẹ tươi 500 g giã lấy nước, uống ngày 2 lần, uống trong một tuần.

+ Rau hẹ 200 g, tôm nõn 200 g, xào ăn với cơm.

+ Rau hẹ xào gan dê: Rau hẹ 150 g, gan dê 150 g. Món ăn này còn có tác dụng làm sáng mắt.

+ Lươn 500 g lọc bỏ xương, cắt khúc, xào qua, thêm gia vị, gừng, tỏi và nước. Khi nước cạn, cho 300 g rau hẹ cắt khúc, xào thêm 5 phút. Ăn nóng.

+ Hẹ 20 g, gạo 90 g, nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. Bài này còn dùng chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém, phân sống nát, chân tay lạnh.

+ Hẹ 240 g, hồ đào nhục (quả óc chó) 60 g, xào với dầu vừng và ít muối. Ăn ngày 1 lần lúc đói hoặc vào bữa cơm. Dùng từ 2 tuần đến 1 tháng. Thuốc còn dùng chữa táo bón, đau lưng đau đầu gối, tiểu tiện luôn, nữ giới bị khí hư, lãnh cảm.

+ Hạt hẹ 15 g xào chín, gạo tẻ 50 g, nấu cháo ăn hằng ngày.

+ Rau hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử lượng bằng nhau, phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6 g. Ngày uống 2 lần với nước ấm. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa đi tiểu nhiều lần.

+ Rau hẹ 30 g, phúc bồn tử 1,5 g, dây tơ hồng xanh 20 g. Sấy khô, tán bột, làm thành viên. Dùng mỗi lần 3 g, ngày 3 lần.

+ Hạt hẹ 20 g, câu kỷ 30 g, ba kích 15 g, hồng sâm 20 g, lộc nhung lát 10 g, đường phèn 200 g, rượu trắng 200 g. Ngâm ít nhất nửa tháng.

- Lên cơn hen: Lá hẹ một nắm giã nát lấy nước uống, hoặc sắc lên để uống.

- Sơn ăn lở loét: Lá hẹ giã nát, đắp lên chỗ tổn thương.

- Chữa ghẻ: Rau hẹ 50 g, rau cần 30 g, 2 thứ giã nát, đắp lên chỗ tổn thương. Ngày làm 2 lần.

- Giun kim: Rễ hẹ giã lấy nước cho uống.

- Thối tai (viêm tai giữa): Lá hẹ 1 nắm rửa kỹ, giã nhuyễn, lấy nước nhỏ vào tai cho đến khi khỏi. Có thể dùng cho trường hợp kiến, muỗi bò vào tai.

- Trĩ sưng đau: Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi thì đổ ra chậu, ngâm rửa hậu môn. Cũng có thể giã nhuyễn lá hẹ cho vào chậu rồi ngồi lên (để trĩ tiếp xúc trực tiếp với lá hẹ).

- Lòi dom: Lá hẹ 1 nắm giã nhỏ, trộn giấm, đảo nóng, gói trong 2 miếng vải xô sạch, thay nhau chườm và chấm hậu môn.

- Chứng tâm hãn (mồ hôi ra không ngớt, chỉ khu trú ở vùng ngực): Dùng 49 cây hẹ (cả gốc) rửa sạch, cho vào 2 bát nước, sắc còn 1 bát, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.

- Viêm loét dạ dày thể hàn; đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh: Rau hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với 250 g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.

- Tiểu đường: Củ hẹ 150 g, thịt sò 100 g. Nấu chín, nêm gia vị, ăn thường xuyên. Người bị ra mồ hôi trộm (âm hư tự hãn) dùng món này cũng tốt.

- Lỵ amíp: Nấu canh hẹ cá giếc (ngày 1 con), ăn cái, uống nước, dùng trong 1 tuần.

BS Phó Đức Thuần, Sức Khoẻ & Đời Sống

Mật Ong hiệu quả hơn thuốc trong việc chữa ho cho trẻ nhỏ

Các nhà nghiên cứu cho rằng đối với bệnh ho ở trẻ nhỏ nước si rô trị ho đang dần mất ưu thế trên thị trường do không hiệu nghiệm, trong khi đó mật ong – một phương thuốc cổ truyền lại mang lại hiệu quả hơn .

Trong một cuộc nghiên cứu các trẻ nhỏ khó ngủ vì ho, một nhóm các nhà nghiên cứu của trường đại học Dược bang Penn đã so sánh tác dụng của việc dùng môt chút mật ong kiều mạch trước khi đi ngủ mà không uống thuốc hay dextromethrophan (DM ) một loại thuốc trị ho được tìm thấy trong nhiều thuốc cảm cúm .

Tiến sĩ Ian Paul, giám đốc nghiên cứu các bệnh của trẻ nhỏ bang Penn đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu kết luận rằng :”Mật ong làm giảm đáng kể các triệu chứng so với các loại thuốc trị bệnh khác”

Ủy ban tư vấn FDA đã khuyến cáo rằng trẻ em dưới 6 tuổi ko nên sử dụng các loại thuốc trị ho và cảm cúm vì không có hiệu quả và gây ra phản ứng phụ .

Ông Paul nói “ Sử dụng mật ong, là một liệu pháp thay thế an tòan và hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên sử dụng cho trẻ hơn 1 tuổi khi chúng bị ho hay cảm cúm “

Ông cũng cảnh báo rằng mật ong không bao giờ được dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì nguy cơ ngộ độc hiếm có ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh thuốc trị ho trên nhãn mác ghi thành phần có mật ong thực chất chỉ là hương vị mật ong nhân tạo.

Theo báo cáo của Tài liệu thuốc cho trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên tháng 12 thì trong cuộc nghiên cứu , 105 trẻ em từ 2 đến 18tuổi, được chia làm 3 nhóm khoảng nửa giờ trước khi đi ngủ dùng mật ong , DM với hương vị mật ong nhân tạo và không điều trị

Nhóm nghiên cứu của ông Paul đã nhận thấy mật ong có hiệu quả hơn trong việc giảm các cơn ho dữ dội và thường xuyên vào ban đêm hơn là sử dụng DM hoặc không điều trị. Mật ong cũng giúp trẻ dễ ngủ hơn.

Ngòai ra, các nhà nghiên cứu cũng cho biết DM không làm giảm cơn ho nhiều so với việc không chữa trị.

Nhóm nghiên cứu của ông Paul đã sử dụng mật ong đen trong thí nghiệm . Theo ông Paul họ chưa biết liệu các loại mật ong khác có mang lại hiệu quả như vậy không.

Ông cũng nói rằng một số trẻ nhỏ trở nên hiếu động trong một thời gian ngắn sau khi sử dụng mật ong. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ uống mật ong ngủ ngon hơn và bố mẹ của chúng cũng vậy.

Ông Paul diễn giải mật ong được sử dụng trong nhiều thế kỉ để chữa trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như ho . Hơn nữa , mật ong có tác dụng chống ôxi hóa ,chống khuẩn, và làm mềm cuống họng. Ông nói “ Tổ chứ y tế thế giới đã đưa mật ong như là một phương thuốc trị bệnh tiềm năng “

Bà Charlotte Jordan , giám đốc dự án nghiên cứu của Hiệp hội mật ong quốc gia , tin rằng kết quả nghiên cứu xác nhận những gì mà thế hệ đi trước bảo với con cháu.

Bà nói “ Đây thực sự là một kết quả thú vị . Trong một thời gian dài, phương thuốc cổ truyền dùng mật ong để trị ho và cảm lạnh nhưng điều thú vị ở chỗ nó lại được các nghiên cứu khoa học củng cố .”

Do Thu Huong (Dich tu Yahoo Health)

Bài thuốc nam chữa ho cho trẻ dưới 5 tuổi

Bài thuốc nam chữa ho cho trẻ dưới 5 tuổi

Lá tía tô được dùng trong các bài thuốc chữa cảm mạo.
Để chữa ho, chảy nước mũi, cảm sốt ở trẻ nhỏ, có thể uống loại thuốc nam được chế biến từ hoa đu đủ đực, hoa khế, lá tía tô và đường phèn. Bài thuốc này khá hiệu nghiệm và dễ uống.
Cách chế biến: Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10 g, đường phèn 5 g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).
Hằng ngày, cho bé uống 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Khi cho bé uống thuốc, bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.
Các thành phần trong bài thuốc trên có những tác dụng cụ thể sau:
- Hoa đu đủ đực: Tẩy độc và chống táo bón. Hoa đực mọc ở kẽ lá, có cuống rất dài. Hoa cái tràng dài hơn tràng hoa đực, có quả thịt hình trứng to.
- Hoa khế: Chủ trị nóng sốt, chữa ngộ độc (nhất là với ngộ độc mã tiền), dị ứng, viêm loét da...
- Lá tía tô: Chữa nhiều bệnh như cảm mạo, động thai, ngộ độc cá, ho long đờm, hen, đau đầu, tê thấp, đau nhức xương khớp...
Chú ý: Bài thuốc nam nói trên hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, nếu bé sốt quá cao, ho sặc sụa, quấy khóc, chán bú thì phải đưa bé đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi. Tuyệt đối không tự dùng các thuốc khác khi chưa được phép của bác sĩ chuyên khoa.
BS Trang Xuân Chi, Sức Khỏe & Đời Sống

Thuốc trị ho: Cẩn thận với trẻ dưới 2 tuổi

Tuyệt đối không ước lượng liều thuốc ho trẻ cần uống trong ngày.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng các loại thuốc trị ho, cảm không cần kê đơn tuyệt đối không được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bởi những đe dọa đối với sức khỏe cao hơn gấp nhiều lần so với hiệu quả mà chúng mang lại”, TS Charles Ganley, Giám đốc FDA cho biết về các loại thuốc không cần kê đơn.

Ganley nói rằng những loại thuộc này “không hề có bất cứ bằng chứng nào cho thấy sự an toàn đối với trẻ dưới 2 tuổi” và lưu ý rằng chúng chỉ điều trị triệu chứng chứ thực sự không chữa được bệnh cảm lạnh.

Trên thực tế, các loại thuốc trị ho và cảm lạnh được bán phổ biến từ nhiều thập kỷ nay nhưng FDA chưa bao giờ yêu cầu các công ty chứng minh hiệu quả của các loại thuốc này đối với trẻ em. Trên thực tế, các kết quả đều suy luận từ những thử nghiệm trên người lớn. Trong khi đó cơ thể trẻ chuyển hóa và phản ứng thuốc rất khác với người lớn, thường là rất khó tiên lượng.

Ngoài ra, FDA chưa bao giờ xác nhận các loại thuốc dành cho trẻ dưới 2 tuổi và luôn cảnh báo rằng cần phải có chỉ định của bác sĩ đối với các trường hợp này.

FDA khuyên các bậc cha mẹ hết sức cẩn thận khi quyết định cho trẻ dùng các loại thuốc không kê đơn. Để có được liều lượng chính xác, các bậc cha mẹ cần dùng thìa đo hoặc tách uống đi kèm với hộp thuốc. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên kiểm tra kỹ vỏ hộp để đảm bảo rằng liều lượng của các loại thuốc khi cùng uống trong 1 lần không vượt quá mức cho phép.

Minh Thu

Theo Reuters

Các bài thuốc trị ho dân gian

Là một phản ứng có lợi đối với cơ thể (giúp làm sạch đường thở) nhưng nó cũng thường gây khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể khi các cơn ho không ngừng nghỉ, bất kể giờ giấc. Một số dược thảo trong các bài thuốc trị ho dân gian dưới đây sẽ giúp cải thiện các cơn ho từ gốc.

Quả quất

Khi ho gió, ho khan: Quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.

Ho gà: Quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g. Sắc lấy nước uống ngày một lần.

Ho do phế nhiệt: Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.

An thần giảm ho: Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.

Bạc hà

Trong tinh dầu bạc hà có chất Menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa.

Rau khúc

Khi bị ho, viêm họng, sưng amiđan thì lấy rau khúc tươi rửa sạch nhai giập cùng với vài hạt muối rồi nuốt từ từ cả bã và nước. Ngày dùng 3-4 lần, rất hiệu nghiệm. Hoặc lấy một nắm rau khúc tươi sắc với 300ml nước, còn 100ml, chia uống 3 lần trong ngày.



Vỏ lạc

Nhân lạc bỏ vảy nhọn, đun nhỏ lửa thành canh, dành cho các trường hợp ho lâu ngày, ho gà.

Ma hoàng

Vị cay, tê, hơi đắng, tính ôn. Theo Tây y, nó có tác dụng trị hen suyễn, choáng, nổi mẩn, ho gà; trị phong hàn, ho và hen do cảm phong hàn ở phần biểu, phù kèm hội chứng biểu.

Cam thảo

Vị ngọt, tính ôn. Chỉ định và phối hợp điều trị ho và hen, dùng phối hợp cam thảo với hạnh nhân và Ma hoàng. Cam thảo còn có công dụng điều hòa tác dụng của các vị thuốc khác.

Khổ hạnh nhân

Là một vị thuốc quý để chữa nhiều bệnh ngoài da bằng cách bôi ngoài hoặc uống. Nhiều bệnh bên trong phủ tạng sử dụng Hạnh nhân cũng rất hiệu quả, đặc biệt là ho mà phổi có co thắt gây khó thở như viêm phế quản thể hen.
Xa Luan

Đi học thôi

Cho Ben đến trường nhanh lên.
Ben muốn gặp bạn gái trên lớp!
Nhớ nó lắm rồi! Nhớ muốn khóc đây! Hu hu...

Bộ sưu tập ảnh của Ben 2008 P3

Hình như mình làm sao ấy!
Có lẽ nhớ bạn gái rồi đây!
Không biết con bồ nó đang làm gì ở nhà nhỉ?!
Sao mà nhớ thế!
Phải mơ một chút đã. Anh nhớ em quá người yêu ơi!

Bộ sưu tập ảnh của Ben 2008 P2

Thoát khỏi nổi khổ. Bữa ăn cơm nhà rồi. Hì hì
Ăn mà cũng ép nữa no rồi mà! Ngồi ăn với mấy con bạn mới thích chứ!
Đã bảo tớ ăn nhà hàng cùng mấy con bạn rồi! Giờ no rồi không ăn nữa!
Tớ ăn nhà hàng cùng mấy con bạn rồi!

Bộ sưu tập ảnh của Ben 2008 P1












Ben chuẩn bị đi dạy cho sinh viên

Không biết ảnh con bồ mới đây di đâu mất tiêu rồi nhỉ?!

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2008

Ben Clip 2 ngày 03/11/2008

Hello!

Căn Giữa
Ai tìm tôi đó. Ben ra ngay đây. Đợi một tý nha.. Hi hi

Bộ sưu tập ảnh của Ben P2

Phương Tùng lúc 4 tháng tuổi
Phương Tùng lúc 3 tháng tuổi
Chào các bạn

Bộ sưu tập ảnh của Ben

Phương Tùng lúc 5 tháng tuổi
Phương Tùng lúc 4 tháng tuổi
Phương Tùng lúc 3 tháng tuổi

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2008

Nên dùng sữa như thế nào cho trẻ?


Ảnh: jupiterimages.com
Sữa là một trong những loại thực phẩm tốt nhất trong chế độ ăn uống hàng ngày, bởi vì trong sữa có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cũng như mọi hoạt động của cơ thể. Chất đạm trong sữa dễ hấp thu, chứa đầy đủ các acid amin cần thiết.

Một em bé mới chào đời thì thức ăn đầu tiên và tốt nhất cho bé là sữa mẹ, tuy bộ máy tiêu hóa còn non nớt nhưng trẻ đã có thể hoàn toàn hấp thu và chuyển hóa tốt sữa mẹ. Sữa mẹ còn giúp bé tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật mà không có một loại sữa nào có thể thay thế được.

Nhưng trên thực tế, cũng có một số trường hợp bà mẹ bị bệnh không thể cho con bú được, hoặc một số bà mẹ thiếu hoặc không có sữa thì đành phải cho trẻ ăn các loại sữa bột công thức dành cho trẻ nhỏ. Trong những trường hợp này thì dùng sữa cho trẻ như thế nào?

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Dùng các loại sữa công thức I: đặc điểm của các loại sữa này là có thành phần các chất dinh dưỡng gần với sữa mẹ, các chất dinh dưỡng ở các tỷ lệ cân đối hợp lý, phù hợp với sự hấp thu và chuyển hóa ở trẻ, ít gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Ở lứa tuổi này không nên dùng sữa bò tươi, sữa đặc có đường, sữa bột nguyên kem hoặc các loại sữa bột công thức dành cho trẻ trên 6 tháng. Khi mua sữa thì phải xem hạn dùng và pha sữa đúng theo tỷ lệ hướng dẫn ghi trên vỏ hộp, chỉ nên dùng nước để pha (nước đun sôi để nguội bớt) không được dùng nước sôi hoặc đun sôi sữa vì sẽ làm mất hoặc hao hụt các vitamin và khoáng chất có trong sữa. Số lượng sữa uống hàng ngày tùy theo từng tháng tuổi:

Trẻ sơ sinh (1 tháng tuổi): 60-80ml/ bữa x 7-8 bữa/ngày (500-600ml/ngày).

Trẻ từ 2-4 tháng tuổi: 100-120ml/ bữa x 6-7 bữa/ngày (700-800ml/ngày).

Trẻ 5-6 tháng: 150-180ml/ bữa x 5- 6 bữa/ngày (800-1000ml/ngày).

Đối với trẻ 6-12 tháng

Ngoài các bữa ăn bổ sung như bột, cháo xay, trẻ vẫn cần phải uống thêm 500-600ml sữa/ngày, chia làm 3-4 bữa tùy theo mức độ uống của trẻ.

Giai đoạn này dùng sang công thức sữa loại II. Sữa loại này có thành phần các chất dinh dưỡng cao hơn sữa công thức loại I, nhất là chất đạm để phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, nếu vẫn cứ dùng sữa công thức I thì trẻ sẽ chậm lớn do thiếu chất đạm. Cũng như sữa, loại I, khi pha sữa chỉ nên dùng nước ấm và pha theo tỉ lệ đã hướng dẫn.

Trẻ từ 1 - 5 tuổi

Chế độ ăn chính hàng ngày là cháo, cơm, mì, súp, bún, phở… trẻ vẫn cần 400 - 500ml sữa/ngày, lúc này có thể dùng tất cả các loại sữa dành cho trẻ trên một tuổi, sữa bò tiệt trùng, sữa bột nguyên kem, sữa đậu nành, sữa chua.

Trẻ ở lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở (6-14 tuổi)


Ngoài chế độ ăn hàng ngày vẫn cần cho trẻ uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi giúp trẻ phát triển chiều cao, nhất là những trẻ không chịu ăn tôm, cua, cá hàng ngày. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ để chọn các loại sữa cho phù hợp.

Nếu trẻ phát triển bình thường thì có thể uống các loại sữa bột nguyên kem, sữa tươi tiệt trùng, sữa đặc có đường… nhưng nếu trẻ ở trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì thì lại chỉ được dùng các loại sữa bột tách bơ, sữa tươi không đường, sữa đậu nành không đường và một số lượng không quá 300 - 400ml/ ngày. Còn đối với trẻ bị thiếu dinh dưỡng thì lại chọn các loại sữa giàu năng lượng (sữa đặc biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng), khi pha có đậm độ năng lượng là 1ml cung cấp 1kcal và các loại sữa này chứa nhiều các vi chất dinh dưỡng hơn, giúp cho trẻ mau chóng phục hồi dinh dưỡng, số lượng uống không hạn chế, có thể uống 500- 800ml/ngày.

Theo ThS. Lê Thị Hải
Sức khỏe & Đời sống

Cho trẻ ăn hoa quả thế nào?

Trái cây chứa nhiều vitamin và các chất khoáng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tùy theo từng loại mà nguồn cung cấp vitamin và năng lượng sẽ khác nhau.

Chuối
Rất giàu vitamin thuộc nhóm B, cần thiết cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác và nhất là các chất khoáng (kali, magiê).
Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời và cũng là sự chọn lựa tối ưu dành cho trẻ nhỏ.
Chuối chín dễ tiêu hóa, giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chuối có vỏ dày nên rất an toàn vệ sinh khi ăn nhưng tránh cho trẻ ăn quá nhiều.

Đu đủ
Chứa nhiều bêta carotene và chứa hơn 1/4 là sinh tố A. Khi chín, loại trái cây này có thịt mềm và ngọt thơm, thích hợp dành cho những trẻ ít tháng tuổi.
Đặc biệt, trong đu đủ có chứa nhiều enzyme rất phù hợp cho hoạt động của hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

Xoài
Là một trong ba loại trái cây (cùng với đào và dưa tây) có chứa nhiều tiền vitamin A (bêta carotene) nhất. Thành phần tiền vitamin này đóng vai trò quan trọng đối với thị lực ban đêm, tình hình ổn định của màng nhầy và da, khả năng kháng viêm của cơ thể.
Về thành phần vitamin C, xoài đứng ngang hàng với cam quít.
Một điều ít được biết đến là xoài có chứa một lượng chất sắt đáng kể. Theo một số công trình nghiên cứu, cơ thể trẻ em thiếu chất sắt sẽ làm giảm khả năng kháng viêm và ảnh hưởng đến cả sự phát triển vận động, tinh thần và học tập.

Dưa hấu
Loại trái cây có tác dụng giải khát rất tốt, dành cho trẻ khi thời tiết trở nên nóng bức. Dưa hấu có tính mát, lại nhuận tràng, rất tốt cho trẻ khi bị táo bón.

Vải
Chứa các vitamin thuộc nhóm B, nhất là B3 rất tốt cho da và một số lượng lớn chất khoáng.

Dứa
Có vitamin C và tiền vitamin A. Nó chứa bromeline, một loại enzyme đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động điều hòa các protein từ thịt, cá và trứng.

Táo
Cung cấp các loại vitamin A, C, E…
Bạn có thể ép táo lấy nước hoặc chưng cất cho trẻ ăn hay uống để phòng ngừa những bệnh về đường hô hấp. Chất xơ của táo còn giúp ngăn ngừa táo bón.
Khi bắt đầu tập ăn trái cây, bạn nên cho trẻ ăn táo.

Kiwi
Chứa rất nhiều sinh tố C, nhiều gấp đôi trái cam, nhiều chất xơ hơn táo, một trái kiwi cung cấp nhiều gấp hai lượng sinh tố C cho nhu cầu tối thiểu hàng ngày.
Hàm lượng chất xơ và chất nhầy đặc biệt của nó rất tốt cho trẻ thường thiếu sinh tố C và giúp nhuận tràng, nhất là trẻ bị táo bón. Trẻ em 6 tháng tuổi đã có thể cho ăn kiwi.

Nho
là loại trái cây đặc biệt bổ dưỡng, giải độc và hồi sức. Nho có ích cho chứng thiếu máu và mệt mỏi. Nó chứa nhiều hợp chất tăng sức đề kháng cho cơ thể, được gọi là polyphenol, phần lớn hợp chất này tập trung ở vỏ và có ở nhiều nho đen hơn nho xanh, các hợp chất này còn chống ung thư. Nho là nguồn giàu kali và vitamin C.

BS. Ngọc Anh, Sức Khỏe & Đời Sống

Nhận biết trẻ nhiễm độc melamine

Trẻ uống sữa nhiễm melamine bị sạn, sỏi thận thường có những biểu hiện: khóc nhiều, khó tiểu, hoặc tiểu ra máu...

TS Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, khi bị nhiễm độc melamine, trẻ có nguy cơ bị bệnh sỏi thận, sạn thận - một loại bệnh rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ nhỏ vẫng đang bú mẹ.

Thế nhưng, hàng vài chục nghìn trẻ nhỏ ở Trung Quốc đã đang phải điều trị căn bệnh sỏi thận, sạn thận vì uống phải sữa chứa chất melamine.

Trong số hàng vạn trẻ em bị ảnh hưởng bởi sữa chứa chất melamine gây bệnh sỏi, sạn thận thì đại đa số đều là trẻ dưới 2 tuổi, độ tuổi mà bệnh sạn thận rất hiếm khi xảy ra.

Nguyên nhân được xác định, vì những đứa trẻ này đã sử dụng sữa nhiễm chất melamine trong một khoảng thời gian dài. “Khi trẻ không được bú sữa mẹ mà dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, nhưng các sản phẩm này lại nhiễm melamine. Trẻ dùng với số lượng lớn trong một thời gian dài dẫn đến việc đứa trẻ sẽ bị nhiễm độc, hậu quả tai hại là chúng sẽ mắc phải những triệu chứng sỏi thận, sạn thạn thậm chí là tử vong”, TS Jean nói.

Theo ông Jean, tại Việt Nam, dù chưa có báo cáo nào cho thấy có trẻ em mắc chứng sạn thận do sữa nhiễm melamine, nhưng ông cũng đưa ra những khuyến cáo, dấu hiệu điển hình để người dân có thể phát hiện, đưa trẻ đi chữa trị kịp thời.

Một đứa trẻ uống sữa nhiễm melamine bị sạn, sỏi thận thường có những dấu hiệu sau:

Dấu hiệu sớm của đứa trẻ bị sạn thận, đó là bé thường khóc nhiều, đặc biệt là khóc khi đi tiểu và kèm theo là bị buồn nôn.

Những dấu hiệu tiếp theo là trẻ đi tiểu ra máu. Tình trạng ra máu ít hay nhiều phụ thuộc vào việc viên sỏi gây tổn thương như thế nào ở đường tiết niệu.

Em bé cũng có thể có biểu hiện thiểu niệu (tức là đi tiểu ít hơn bình thường) hoặc là vô niệu (tức là hoàn toàn không đi tiểu) kèm theo đó là các triệu chứng đau đớn ở vùng thận nếu chẳng may người lớn chạm vào, sờ nắn vào vùng thận của bé.

Ngoài ra, có những bé bị tăng huyết áp do bị sạn, sỏi thận. Thậm chí, có những trường hợp đi tiểu ra cả viên sạn.

Để điều trị cho trẻ bị sạn thận giống như điều trị cho các bệnh nhân bị sỏi thận, sạn thận bằng những biện pháp điều trị thông thường.

Lúc này, tùy thuộc vào thời gian, hàm lượng melamine đã được hấp thụ và tuỳ thuộc vào tình trạng của đứa trẻ mà có những phác đồ điều trị, từ đó có hàm lượng thuốc cho trẻ em có thế đi tiểu nhiều hơn. Những sạn thận nhỏ có thể được bài tiết qua đường đi tiểu. Nếu sạn thận lớn hơn phải dùng các biện pháp khác như tán sỏi thận, nếu viên sỏi quá to sẽ phải mổ để lấy sỏi.

Theo Dân Trí

Tập cho bé uống sữa tươi như thế nào?


Ảnh: jupiterimages.com
Bé thèm sữa tươi lắm rồi nhưng bạn không biết thời điểm này đã thích hợp chưa? Liệu sữa tươi có đủ chất? Liều lượng bao nhiêu là thích hợp... Hãy thử tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Hoa Kỳ nhé.

Thời điểm thích hợp?

Các chuyên gia hàng đầu đều thống nhất rằng cần phải đợi cho tới khi trẻ được ít nhất 1 tuổi mới đưa sữa bò tươi vào chế độ ăn của trẻ, như một thực phẩm thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Tuy nhiên, với các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua và phô mai, cũng như sữa trứng thì trẻ từ 7 – 8 tháng tuổi trở lên đã có thể ăn, trừ khi bé nhà bạn dị ứng với nhóm thực phẩm này.

Tại sao?

Mặc dù bé có thể thèm sữa tươi trước khi chúng được 1 năm tuổi nhưng đây là lúc bạn cần phải rất kiên định bởi vì nguồn dinh dưỡng từ sữa công thức lúc này vẫn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những lý do thực tế, rất khoa học mà bạn nên nghe theo:

- Đầu tiên, sữa bò tươi không giàu các vi chất dinh dưỡng như sữa mẹ hay sữa công thức vì thế nếu cho bé chuyển sang dùng sữa tươi sớm, cơ thể bé sẽ nhanh chóng bị thiếu hụt những vitamin cần thiết, giúp phát triển thể chất như sắt.

- Thứ 2, trong giai đoạn tiến tới 12 tháng tuổi, bộ máy tiêu hóa của bé vẫn chưa đủ “lực” để chuyển hóa các loại protein phức hợp có trong sữa bò tươi. Khi đó, chúng không chỉ gây “quá tải” cho dạ dày trẻ mà nghiên cứu còn cho thấy chúng là tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (đặc biệt là trong những gia đình có tiền sử mắc bệnh này) đồng thời trẻ cũng dễ mắc các bệnh dị ứng như eczema và hen.

Như thế nào?

Khi con bạn được khoảng 7 – 8 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé tập ăn phô mai, sữa chua… để bổ sung thêm canxi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho ăn từng chút một để xem cơ thể bé có “thích” các loại thức ăn mới này không.

Khi bạn đưa sữa tươi vào chế độ dinh dưỡng của bé, bạn có thể thấy rằng bé tỏ ra hứng thú với sữa mẹ hay sữa công thức hơn nhưng rất nhiều bậc cha mẹ nhận xét rằng, cho bé làm quen với sữa tươi là việc dễ nhất trên đời. Bạn nên cho bé thử uống 1 tách nhỏ sữa tươi sau bữa ăn tối và tiếp tục cho bé bú bình hoặc bú mẹ sau đó, dần dần giảm lượng sữa công thức cho đến khi bạn có thể cho bé uống sữa tươi hoàn toàn. Rất nhiều người phát hiện ra rằng đây cũng là thời điểm thích hợp để giúp bé chuyển đổi từ bú bình sang uống cốc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trộn sữa tươi với sữa công thức với liều lượng tùy ý, miễn sao phù hợp với khẩu vị của bé. Có thể cho bé nếm vài thìa sữa mẹ hay sữa công thức rồi cho 1 thìa sữa tươi, dần dần tăng lượng sữa tươi lên cho đến khi bé có thể uống được 1 cốc sữa tươi nguyên chất. Nếu bé không “hâm mộ” sữa tươi lắm thì bạn có thể cho bé uống sữa lúa mạch.

Sau khi đã chuyển sang chế độ dinh dưỡng với sữa tươi, bé cần uống ít nhất 350ml sữa tươi nguyên chất mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung canxi cho bết từ các các thực như phô mai, sữa chua. Đây cũng là những thực phẩm rất giàu các vi chất cơ bản như vitamin A, D và nhóm vitamin B. Nếu bé không uống sữa, bạn cần bổ sung cho bé ít nhất 2 khẩu phần thực phẩm giàu canxi mỗi ngày để cơ thể bé phát triển tốt nhất.

Điều quan trọng nữa là bé nên uống sữa nguyên kem thay vì sữa gạn bớt kem hay sữa gầy cho đến khi bé được ít nhất là 2 năm tuổi. Bởi ở độ tuổi này, bé rất cần chất béo và năng lượng được cung cấp từ sữa bạn nhằm phát triển thể chất và tinh thần tối ưu nhất. Sau 2 tuổi, bạn có thể cho bé uống sữa gầy nhưng tối ưu vẫn là tiếp tục dùng sữa tươi nguyên kem cho đến khi bé được ít nhất 5 tuổi.

Theo FAB

Những lời khuyên dành cho mẹ và bé

Khi mọi người đến thăm con bạn, nên tránh cảnh bé bị "chuyền" từ tay người nọ sang tay người kia

Những lời khuyên dành cho mẹ và bé dưới đây rất hữu ích, giúp cho mẹ khỏe mạnh, và con thông minh hơn qua những bài học đơn giản từ những năm đầu tiên khôn lớn.

Mẹ - Bài tập để giữ gìn đôi mắt

Không chỉ riêng gì cơ thể, mắt cũng cần được thường xuyên luyện tập. Hơn nữa bạn có thể "tập thể dục đôi mắt" ngay bên bàn làm việc, trên ô tô hay ở nhà. Thời gian cũng không tốn nhiều, chỉ cần hai lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút. Hãy ngồi trong tư thế thoải mái, thư giãn, tập trung nghe hơi thở của mình.

Bạn phải thở êm và sâu. Mắt nằm cách xa tim và phổi, bởi thế mắt hay bị thiếu ôxy, và khi đó chúng ta thấy mọi vật xung quanh mờ hơn bình thường. Nhờ có các bài tập chuyên cho mắt mà chúng ta sẽ đỡ mỏi mắt hơn khi làm việc nhiều trước màn hình máy tính, khi đọc sách lâu hay khi làm việc với những vật dụng kích cỡ nhỏ.

Nhìn chăm chú vào đầu mũi của mình trong vòng một phút. Khi mắt bị căng ra và mỏi mệt, bạn hãy dùng hai bàn tay che mắt trong khoảng hai phút, sau đó chớp mắt liên tục chừng 10 lần.

Liếc qua liếc lại để viết được chữ X bằng ánh mắt. Viết như vậy 3 lần. Sau đó thư giãn. Liếc qua liếc lại để vẽ được các vòng tròn bằng ánh mắt. Vẽ 3 vòng tròn bên phải và 3 vòng tròn bên trái.

Đưa tay trái về phía trước trong khoảng cách 30cm. Tập trung nhìn vào đầu ngón tay trỏ, sau đó chuyển hướng nhìn rất nhanh vào một vật gì đó cách bạn 3m. Cứ thế đổi ánh mắt trong vòng 10 lần, nhìn xa rồi lại nhìn gần.


Bạn có thể "tập thể dục đôi mắt" ngay trên bàn làm việc, khi chơi với con hoặc ở nhà

Trẻ sơ sinh - Buổi gặp mặt đầu tiên

Sinh hạ một đứa con không chỉ là niềm vui của bạn và chồng bạn. Hẳn ông bà nội ngoại và họ hàng, người thân cũng đều mong ngóng tới ngày được tận mắt trông thấy bé, được hồ hởi chúc mừng vợ chồng bạn. Để buổi gặp mặt diễn ra tốt đẹp, bạn cần lưu ý vài điểm sau đây:

Những ngày đầu tiên sau khi sinh, bé còn rất yếu ớt, bản thân bạn cũng mệt mỏi sau cơn vượt cạn, cả gia đình nhỏ bé của bạn đang còn bối rối làm quen dần với hoàn cảnh mới.

Bởi vậy nếu có thể tốt nhất nên tổ chức cho người thân và bạn bè tới thăm cháu sau một hai tuần. Nhưng nếu mọi người nóng lòng quá thì hãy mời theo từng nhóm nhỏ (không quá hai - ba người mỗi lần).

Đừng quên rằng khách khứa không chỉ làm bé mệt mỏi, mà còn có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Hãy yêu cầu mọi người rửa tay sạch sẽ trước khi bế bé. Nếu ai đó bị cảm hoặc khó ở, không nên cho tới gần giường bé.

Thời gian tốt nhất cho mọi người tới nhà thăm bé là sau giờ ăn trưa, lúc đó bé vừa bú no và đang lim dim ngủ, như vậy bạn có thể bế bé và nói chuyện với mọi người, tránh cảnh bé bị "chuyền" từ tay người nọ sang tay người kia.

Mách nhỏ rằng những ngày đầu làm mẹ, bạn hoàn toàn không phải xấu hổ nếu mua đồ ăn sẵn để tiếp khách hay nhà cửa có đôi chút bừa bộn.

Trẻ 1 tuổi - Niềm vui khám phá của bé

Đối với trẻ ở độ tuổi này có rất nhiều trò chơi mà bạn có thể tự nghĩ ra để phát triển trí tuệ cho bé. Ví dụ trò tìm đồ chơi. Đầu tiên, ngay trước mặt bé, bạn giấu một đồ chơi gì đó dưới một trong hai chiếc tã.

Bé bắt đầu lục tìm rất chăm chú xem đồ chơi vừa biến đâu mất. Sau đó bé sẽ lật đúng chiếc tã có đồ chơi nằm ở dưới và cười sung sướng vì tìm đúng. Bạn lại tiếp tục giấu, và lần nào cũng đặt đồ chơi vào dưới một chiếc tã nhất định. Sau đó, cũng ngay trước mắt bé, bạn giấu đồ chơi vào chiếc tã khác.

Mặc dù trước đó bé đã theo dõi và biết rằng đồ chơi được giấu vào đâu, song bé vẫn tiếp tục tìm ở chỗ cũ, bởi vì trí nhớ của bé đã ghi nhận lại như vậy. Nhưng chỉ một vài lần như vậy, bé sẽ biết tìm ở đúng chỗ bạn giấu, thậm chí bé còn biết để ý rằng đồ chơi sẽ lồi lên dưới chiếc tã, và suy luận đúng cần tìm ở đâu.


Đối với trẻ 1 tuổi có rất nhiều trò chơi mà bạn có thể tự nghĩ ra để phát triển trí tuệ cho bé, ví dụ trò tìm đồ chơi

Hay cũng có thể chơi trò ú tim với bé, giả vờ ngồi thụp xuống đầu giường để bé không nhìn thấy rồi đột ngột xuất hiện. Bé sẽ cười toe toét sung sướng vì thấy lại khuôn mặt của mẹ giống hệt với hình ảnh bé nhìn thấy trước khi mẹ "tàng hình".

Trẻ 2 tuổi - Đôi tay không biết nghe lời

Nếu bé luôn làm hỏng đồ vật hoặc làm người khác bị đau, bạn hãy cùng bé chơi một trò chơi như sau: cho bé đặt bàn tay lên tờ giấy trắng và vẽ lại hình dáng bàn tay bé. Sau đó cùng trang trí hình vẽ, sao cho bàn tay sinh động như một con người, có mắt, có miệng, còn các ngón tay thì tô màu khác nhau. Bây giờ thì có thể nói chuyện với bàn tay.

Nếu lúc đầu bé không thích, bạn hãy tự bắt đầu một mình với những câu hỏi: "Bạn là ai thế? Bạn tên gì? Bạn thích làm gì? Bạn không thích làm gì?". Và phải nhấn mạnh rằng tay là "người tốt", tay biết làm nhiều thứ (liệt kê ra những việc tốt), nhưng đôi khi tay không nghe lời chủ nhân.

Và cuối cùng hãy thỏa thuận với tay rằng trong vòng 2-3 ngày tới, tay sẽ cố gắng làm toàn việc tốt như vẽ, bắt tay người khác, xếp hình, và không làm người khác đau. Một thời gian sau bạn lại rủ cho chơi trò này, và đừng quên khen đôi bàn tay của chủ nhân ngoan biết bao.

Trẻ 3 đến 5 tuổi - Hiệu ứng "chiếc gương mèo"

Ở độ tuổi này, trẻ em có những biểu hiện trong cách đối xử với bạn bè khiến người lớn cảm thấy rất ngạc nhiên và khó hiểu. Các em vui khi thấy bạn có gì buồn phiền, và ngược lại bực bội khi bạn đạt thành tích.

Nguyên nhân là bởi vì tâm lý đặc biệt của lứa tuổi, gọi là tâm lý ganh đua. Trẻ cố lục tìm những điểm yếu của bạn, cười khanh khách hài lòng nếu thấy váy bạn bị rách, hay bạn trượt chân ngã. Không phải bởi bé độc ác, mà chỉ bởi bé rất mong muốn mình là người giỏi nhất, tốt nhất.

Nên giúp bé vượt qua khỏi hiệu ứng "chiếc gương mèo", khi bé nhìn nhận nhược điểm của người khác là ưu điểm của mình. Buổi tối ở nhà, bạn hãy khen ngợi bạn bè của bé, cùng bé nhớ lại những lúc bạn đã giúp đỡ bé hoặc thương bé khi bé ngã.

Đồng thời cũng đừng quên khen con mình. Hãy mời bạn bè của bé tới nhà chơi, như vậy bé của bạn sẽ thành trung tâm của sự chú ý, và dần dần bé sẽ biểu lộ những tính cách tốt đẹp của mình.

Trẻ 6 đến 8 tuổi - Cùng đi thăm bác sĩ nha khoa nào

Các bác sĩ nha khoa có một từ chuyên môn gọi là "sâu răng tăng liều" và hiện tượng này đặc biệt rõ rệt ở trẻ em. Người lớn có thể để chiếc răng sâu vài tháng, không đi khám và chữa, nhưng lỗ sâu răng không rộng ra, trong khi ở trẻ em thì ngược lại. Bé đang trong lứa tuổi phát triển nhanh nên cần rất nhiều canxi.

Những lỗ sâu răng rộng ra rất nhanh (do cấu tạo đặc biệt của răng sữa), bởi thế răng sâu của trẻ phải được chữa trị ngay lập tức, để tránh nguy cơ răng sâu biến thành ổ nhiễm trùng. Các bác sĩ nha khoa khuyên trẻ nên đi khám răng 4-5 lần mỗi năm.

=>

(Theo Mẹ và bé)
Việt Báo (Theo_24h)

Công bố thành lập Blog

Blog Phuongtung07.Blogspot.com chính thức được thành lập nhân dịp sinh nhật lần thứ 1 của Phương Tùng (02/10/2007-02/10/2008 AL).

Chúc Phương Tùng (Ben) thêm một tuổi mới hạnh phúc.

Happy Birthday to Phương Tùng!